Nhìn phân đoán bệnh của bé
Là cha mẹ, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên theo dõi thói quen đại tiện của bé. Những thay đổi về cấu trúc, số lượng và màu sắc phân có thể là một cách hữu dụng để bạn kiểm soát được tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của bé. Và có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sốc nếu thấy bỉm của bé có màu xanh hoặc nếu thấy những trẻ lớn hơn đi ngoài phân xanh.
Tại sao trẻ lại đi ngoài phân xanh?
Dưới đây là những gì bạn cần biết về hiện tượng trẻ đi ngoài phân xanh, nguyên nhân của tình trạng này và khi nào bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ.
Là cha mẹ, ít nhất một lần bạn sẽ nhìn thấy trẻ đi ngoài phân xanh. Khi bé được một vài ngày tuổi, bé sẽ chuyển từ giai đoạn đi ngoài phân su (phân có màu xanh đen) sang giai đoạn đi ngoài ra phân trông giống như mù tạt và có màu hơi xanh.
Khi bé lớn hơn một chút, thì chế độ dinh dưỡng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên màu sắc và cấu trúc phân của bé. Màu bình thường của phân sẽ có sắc từ vàng nâu cho đến màu nâu sáng. Những bé được cho ăn chế độ ăn giàu chất sắt hoặc ăn những thực phẩm bổ sung sắt sẽ đi ngoài ra phân có màu xanh đậm. Nếu bạn vẫn đang cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, phân của bé sẽ có màu vàng do chất béo từ trong sữa mẹ.
Đôi khi, những bé vẫn đang bú mẹ sẽ đi ngoài ra phân xanh vì một vài lý do. Những lý do đó bao gồm:
Những gì bạn ăn
Nếu bạn ăn nhiều rau hoặc ăn uống những thực phẩm có màu xanh, ví dụ như soda và nước uống thể thao, thì màu sắc sữa mẹ và cả màu sắc phân của bé cũng sẽ thay đổi theo màu sắc đồ ăn của bạn.
Em bé đang bị ốm
Nếu em bé bị đau bụng và bị nhiễm virus đường tiêu hóa, thì tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất phân của bé, đặc biệt là nếu bé cũng bị tiêu chảy. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những bé đang bú sữa công thức.
Em bé nhạy cảm hoặc dị ứng một một loại thực phẩm trong chế độ ăn của bạn
Phân của em bé có thể sẽ có màu xanh hoặc có một lớp nhầy nếu bé nhạy cảm với một thành phần nào đó trong chế độ ăn của bạn, mặc dù đây là nguyên nhân ít gặp. Bé cũng có thể sẽ dị ứng với một loại thuốc mà bạn đang uống. Trong những trường hợp này, phân xanh và nhầy thường đi kèm với các triệu chứng khác về đường tiêu hóa, về da hoặc các vấn đề về hô hấp.
Mất cân bằng sữa đầu – sữa cuối cữ bú hoặc cho bé bú quá nhiều
Nếu bạn có quá nhiều sữa, thì em bé có thể sẽ bú sữa đầu cữ bú nhiều hơn là sữa cuối. Sữa đầu là sữa loãng hơn và thường tiết ra trong khoảng thời gian đầu khi cho bé bú. Sữa đầu thường có ít chất béo và có hàm lượng lactose cao hơn sữa tiết ra ở cuối cữ bú.
Nếu bạn có quá nhiều sữa, thì có thể, em bé sẽ bú no sữa đầu rồi và không thể bú thêm sữa cuối tiết ra nữa. Và nhiều chuyên gia cho rằng, lactose trong sữa đầu sẽ không được cân bằng với lượng chất béo. Do vậy, bé có thể sẽ tiêu hóa lượng sữa đầu này rất nhanh, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước, phân màu xanh và có bọt.
Một số người thấy rằng, quá nhiều lactose trong sữa mẹ có thể gây đầy hơi và khiến bé cảm thấy khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn chưa cho bé bú hết sữa ở bên vú này mà đã chuyển sang cho bé bú ở bên vú còn lại.
Nếu bé vẫn vui vẻ, khỏe mạnh và tăng cân đều, thì tình trạng đi ngoài phân xanh sẽ không đáng lo ngại. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy để bé bú hết sữa ở một bên vú để có thể bú được lượng sữa cuối giàu chất béo, sau đó hãy chuyển sang vú còn lại.
Những gì em bé ăn
Khi em bé lớn hơn và bắt đầu ăn dặm, thì việc đi ngoài phân xanh có thể sẽ lại xuất hiện một lần nữa. Khi bé mới lần đầu tập ăn các loại đậu và rau, đặc biệt là rau bina, thì có thể bé sẽ đi ngoài ra phân xanh.
Chất nhầy
Đôi khi, tình trạng bé đi ngoài ra phân xanh sẽ đi kèm với chất nhầy. Việc này sẽ thường xảy ra trong khi bé đang mọc răng và chảy nước dãi quá mức. Đôi khi, đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Hãy trao đổi với bác sỹ nhi khoa nếu tình trạng này không biến mất và đi kèm với các triệu chứng bệnh khác.
Đi ngoài phân xanh ở trẻ lớn
Nếu bạn nhận thấy rằng những trẻ lớn đi ngoài phân xanh, thì đó có thể là do thức ăn mà bé đã ăn. Uống thuốc và bổ sung sắt có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mặc dù ít gặp, nhưng tình trạng này xảy ra ở những trẻ lớn có thể là vấn đề đáng lo ngại.
Ở những trẻ lớn hơn hoặc thậm chí cả ở người lớn, tình trạng đi ngoài phân xanh có thể gây ra bởi:
Màu tự nhiên hoặc màu nhân tạo có trong các loại thực phẩm, ví dụ như rau xanh
Tiêu chảy do thực phẩm hoặc do bị ốm
Do bổ sung sắt
Nếu tình trạng đi ngoài phân xanh kéo dài hoặc kèm thêm các triệu chứng khác, hãy đưa bé đến bác sỹ.
Bạn cần lưu ý…
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ đi ngoài ra phân xanh vào một thời điểm nào đó trong đời và tình trạng này thường sẽ không gây nguy hiểm. Nguyên nhân chính là do phân đi qua ruột quá nhanh do vậy, dịch mật (có màu xanh) không có đủ thời gian để hấp thu ngược trở lại cơ thể.
Với trẻ mới sinh, nếu tình trạng đi ngoài phân có màu xanh đen kéo dài trên 5 ngày thì bạn nên kiểm tra lại việc cho bé bú và tình trạng tăng cân của bé.
Trong rất nhiều trường hợp, trẻ đi ngoài phân xanh sẽ đi kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Trong những trường hợp này, hãy đảm bảo rằng trẻ đã uống đủ nước để tránh bị mất nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài phân xanh kéo dài trong vài ngày không giảm, bạn nên trao đổi với bác sỹ.

Ngày 18/03 vừa qua, công ty TNHH Thương Mại Nutri Miền Nam đã tổ chức hoạt động trao quỹ khuyến học đến trẻ mồ côi cha mẹ vì Covid-19 trên địa bàn quận 8, TP.HCM. 12 học sinh được nhận quỹ khuyến học từ công ty TNHH Thương Mại Nutri Miền Nam – Ảnh: NTMN […]

Trong những năm qua, vị thế và vai trò của phụ nữ đã thay đổi rất nhiều. Họ đã chứng minh sức mạnh và năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, từ giáo dục đến y tế, từ khoa học đến công nghệ kỹ thuật,… Trở thành những thủ lĩnh, những nhà quản lý […]

Deerland Probiotics & Enzymes được thành lập vào năm 1990 bởi Richard DeSenna với tư cách là một công ty tư vấn và kinh doanh các men tiêu hóa (Enzymes). Tập đoàn có bốn nhà máy đặt tại Hoa Kỳ và sáu nhà máy quốc tế đặt tại Đức, Pháp, Argentina, Mexico và Nhật Bản. […]

Vitamin tổng hợp đã trở nên quen thuộc và được xếp vào loại bổ sung phổ biến nhất thế giới. Nhiều người tin rằng bản chất thì cứ dùng vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp bù đắp những thiếu hụt về dinh dưỡng và cho sức đề kháng tốt. Mul-tamins có thành phần vitamin […]

Vitamin D3 và K2 rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, việc bổ sung vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh rất quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm lớn của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thắc mắc về liều dùng vitamin […]

Ngày 18/03 vừa qua, công ty TNHH Thương Mại Nutri Miền Nam đã tổ chức hoạt động trao quỹ khuyến học đến trẻ mồ côi cha mẹ vì Covid-19 trên địa bàn quận 8, TP.HCM. 12 học sinh được nhận quỹ khuyến học từ công ty TNHH Thương Mại Nutri Miền Nam – Ảnh: NTMN […]

Trong những năm qua, vị thế và vai trò của phụ nữ đã thay đổi rất nhiều. Họ đã chứng minh sức mạnh và năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, từ giáo dục đến y tế, từ khoa học đến công nghệ kỹ thuật,… Trở thành những thủ lĩnh, những nhà quản lý […]

Trẻ chậm tăng cân thường sẽ có cân nặng và chiều cao thấp hơn bạn đồng trang lứa, thường ốm vặt hay vận động kém. Trẻ chậm tăng cân là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Mặc dù những loại thực phẩm giàu […]

Trẻ 2 tuổi biếng ăn lâu ngày có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó cũng cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để […]

Trong thị trường các sản phẩm bổ sung vitamin K2 trên thế giới và tại Việt Nam, Vitamin K2 thiên nhiên mang thương hiệu MenaQ7 (còn gọi là MK-7) đang chiếm trọn lòng tin của các bố mẹ và chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng trong “cuộc chiến” chống lại còi xương, khắc phục các […]