Những nhóm thực phẩm trẻ dưới một tuổi không nên ăn
Qua 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm với các món ăn quen thuộc. Lúc này, thức ăn bổ sung được các ba mẹ sử dụng trong các cữ ăn của bé. Trẻ sơ sinh sẽ sớm hứng thú với việc thử những loại thực phẩm mới. Cho trẻ làm quen với những hương vị và thức ăn mới là rất bình thường. Nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn vì có thể gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.
Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ ăn khi chưa tròn 1 tuổi.
1. Mật ong
Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong dù nguyên chất hay nấu cùng các loại thực phẩm khác. Không chỉ vì nhiều đường, mật ong không tốt cho trẻ sơ sinh vì chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Mặc dù vô hại với người lớn nhưng những vi khuẩn này tiết ra độc tố có thể dẫn đến teo cơ bắp, kém ăn… và thậm chí bại liệt ở trẻ nhỏ. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ khỏe để chống lại các vi khuẩn và độc tố đó.
2. Sữa bò
Chỉ cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột công thức cho đến khi tròn 1 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể tiêu hóa các enzim và protein trong sữa bò. Một số khoáng chất trong sữa tươi có thể gây hại cho thận hoặc kích ứng dạ dày và ruột của bé. Ngoài ra, sữa bò không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
3. Lòng trắng trứng
Trứng là loại thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều protein, vitamin D, các vitamin và khoáng chất khác nhưng không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng để tránh bị dị ứng. Bác sĩ khuyên bạn sau 7-10 tháng tuổi có thể cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Đến 5 tuổi trẻ sẽ phát triển hệ thống miễn dịch chống lại dị ứng lòng trắng trứng.
4. Hoa quả, nước trái cây chứa nhiều vitamin C và axit
Tránh cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn các loại trái cây và nước trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh. Những trái cây này chứa nhiều vitamin C và axit có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Nếu muốn cho trẻ uống nước trái cây (sau khi có sự đồng ý của bác sĩ) hãy lựa chọn các loại nước ép táo, lê, nho trắng và pha loãng với nước.
5. Hải sản có vỏ
Một loại thực phẩm khác có thể gây dị ứng cho trẻ là hải sản, đặc biệt là hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ngao, ốc… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn các loại cá không xương, kể cả cá ngừ nhất là nếu trong gia đình bạn có tiền sử dị ứng hải sản. Đặc biệt lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn bất kỳ loại hải sản nào có vỏ.
6. Thực phẩm làm từ bột mì
Có thể cho trẻ dưới 1 tuổi ăn cơm hay ngũ cốc yến mạch nhưng không nên cho bé ăn các thực phẩm từ bột mì. Hãy đợi cho đến khi trẻ 2-3 tuổi mới cho trẻ làm quen với các thực phẩm làm từ bột mì vì một số thành phần trong bột mì có thể gây dị ứng cho trẻ. Gluten trong bột mì từ lúa mì, lúa mạch có thể gây phát ban, tiêu chảy, táo bón hoặc khó ngủ cho trẻ nhỏ. Nếu bé bị phát ban hoặc bắt đầu thở khò khè sau khi ăn thực phẩm từ lúa mì hãy báo ngay cho bác sĩ vì có thể con bạn đã bị dị ứng bột mì.
7. Thực phẩm dạng miếng to
Bác sĩ khuyên rằng bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú sữa bột trong 4-6 tháng đầu đời. Khi bạn bắt đầu cho trẻ làm quen với thực phẩm rắn, để tránh bị nghẹn cắt đồ ăn thành các mẩu nhỏ như hạt đậu là cách an toàn nhất. Cần đảm bảo rằng rau được cắt nhỏ và nấu chín mềm, trái cây cũng được cắt thành những mẩu nhỏ, thịt cần băm nhỏ để tránh làm mắc nghẹn trong họng trẻ.
8. Đồ ăn mềm, dẻo
Không nên cho bé ăn những đồ ăn mềm, dẻo như thạch, kẹo dẻo…vì chúng dễ mắc nghẹn trong họng bé.
9. Thực phẩm quá cứng
Không nên cho trẻ ăn các đồ ăn nhỏ và quá rắn như lạc, bỏng ngô, rau sống, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt … vì chúng rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, có thể gây ra nghẹn hoặc nghẹt thở. Tốt nhất nên cho bé ăn các đồ đã được thái hạt lựu và nấu chín mềm.
10. Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá kình
Hàm lượng thủy ngân là các loại kim loại nặng gây hại như sắt, kẽm đồng, chì, cadmium, arsenic,… trong các loại cá trên rất cao. Nếu bạn cho trẻ dưới 1 tuổi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và khả năng tăng trưởng của bé sau này.

Deerland Probiotics & Enzymes được thành lập vào năm 1990 bởi Richard DeSenna với tư cách là một công ty tư vấn và kinh doanh các men tiêu hóa (Enzymes). Tập đoàn có bốn nhà máy đặt tại Hoa Kỳ và sáu nhà máy quốc tế đặt tại Đức, Pháp, Argentina, Mexico và Nhật Bản. […]

Vitamin tổng hợp đã trở nên quen thuộc và được xếp vào loại bổ sung phổ biến nhất thế giới. Nhiều người tin rằng bản chất thì cứ dùng vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp bù đắp những thiếu hụt về dinh dưỡng và cho sức đề kháng tốt. Mul-tamins có thành phần vitamin […]

Vitamin D3 và K2 rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, việc bổ sung vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh rất quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm lớn của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thắc mắc về liều dùng vitamin […]

Biếng ăn kéo dài gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cần lưu tâm tới những biện pháp để phòng tránh và khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trong bài viết sau, chúng tôi xin chia sẻ những hậu […]

Trẻ chậm tăng cân thường sẽ có cân nặng và chiều cao thấp hơn bạn đồng trang lứa, thường ốm vặt hay vận động kém. Trẻ chậm tăng cân là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Mặc dù những loại thực phẩm giàu […]

Trẻ 2 tuổi biếng ăn lâu ngày có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó cũng cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để […]

Trong thị trường các sản phẩm bổ sung vitamin K2 trên thế giới và tại Việt Nam, Vitamin K2 thiên nhiên mang thương hiệu MenaQ7 (còn gọi là MK-7) đang chiếm trọn lòng tin của các bố mẹ và chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng trong “cuộc chiến” chống lại còi xương, khắc phục các […]

Giải pháp được nhiều bà mẹ tin dùng nhất vẫn là gọi sữa về bằng cách uống thuốc lợi sữa cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên nếu không cảnh giác và tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng thì rất có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường. Thấu hiểu điều này, chúng tôi […]